Xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể là bước vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng và đảm bảo chiến dịch truyền thông được diễn ra đúng với mục tiêu được đề ra Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết mọi quy trình giúp hướng dẫn doanh nghiệp lên kế hoạch Marketing tổng thể chi tiết.
Việc xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể sẽ mang lại cho doanh nghiệp tầm nhìn bao quát trong tương lai. Để định hướng triển khai truyền thông. Việc xác định mục tiêu kế hoạch Marketing Plan phù hợp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ trong việc tăng doanh số bán hàng mà còn tăng nhận diện thương hiệu. Tăng tỷ lệ chuyển đổi và traffic của các phương tiện truyền thông,… Gia tăng đáng kể mức độ hiệu quả của các hoạt động truyền thông.
Ngoài ra, việc thiết lập kế hoạch Marketing Plan Tổng Thể còn có giúp doanh nghiệp kiểm soát các rủi ro liên quan đến tài chính. Hoặc các rủi ro tiềm ẩn như khủng hoảng truyền thông. Mà doanh nghiệp khả năng cao gặp phải trong quá trình triển khai chiến dịch.
Một kế hoạch Marketing Plan Tổng Thể hoàn chỉnh và hiệu quả. Không chỉ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa lựa chọn quảng bá ở các kênh quảng cáo mà còn thực hiện phù hợp cho chiến dịch quảng bá. Tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng hơn.
Do đó có thể nói, một chiến dịch truyền thông thành công hay không. Phụ thuộc vào yếu tố quyết định chiến dịch xây dựng kế hoạch tổng thể.
Trước khi lên kế hoạch và bàn giao cho đội ngũ Marketing. Doanh nghiệp nên thấu hiểu nội tại bên trong của doanh nghiệp. Suy cho cùng, không ai rõ giá trị thương hiệu như chính doanh nghiệp.
Thông thường, đội ngũ Marketing sẽ đề xuất doanh nghiệp nên chọn thực hiện SWOT. Nêu chi tiết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Cũng như là cơ hội phát triển và các mối đe dọa có thể cản trở sự phát triển của thương hiệu. Để từ đó, thiết lập sơ lược những chiến lược sẽ cần triển khai. Để phát triển và đạt được tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đang hướng đến.
Trước khi bắt đầu thiết lập kế hoạch Marketing Plan tổng thể. Việc nghiên cứu thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ lợi thế và khó khăn của doanh nghiệp trong thị trường. Tạo cơ hội để doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược giá,… nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh. Từ đó tạo ra những ý tưởng tiếp thị phù hợp với insight của người tiêu dùng. Giúp doanh nghiệp tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Sau khi đã phân tích và nghiên cứu thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp phải xác định và so sánh vị trí của mình so với các đối thủ. Để gia tăng hiệu quả phân tích, doanh nghiệp nên so sánh các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Và cùng phân khúc với doanh nghiệp.
Thông qua các thông tin, dữ liệu về đối thủ cạnh tranh. Mà doanh nghiệp sẽ tìm ra lợi thế cạnh tranh mà thương hiệu đang thực hiện tốt hơn so với các đối thủ.
Việc phân tích đối thủ càng chi tiết sẽ tạo được đòn bẩy hỗ trợ doanh nghiệp tập trung phát huy lợi thế cạnh tranh của thương hiệu. Tạo ra dấu ấn đặc trưng khiến khách hàng mục tiêu. Có thể ưu tiên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Mục tiêu của chiến dịch rất quan trọng trong việc thiết lập kế hoạch truyền thông. Tùy thuộc vào nguồn lực bên trong doanh nghiệp, thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Mà mục tiêu của doanh nghiệp có thể to lớn hoặc vừa phải. Điều quan trọng là tập trung vào các cột mốc mà doanh nghiệp muốn đạt được trong từng khoảng thời gian.
Các mục tiêu nên được đặt theo nguyên tắc SMART (cụ thể, đo lường, khả thi, thực tế, thời gian). Xác định mục tiêu giúp kế hoạch Marketing tổng thể của doanh nghiệp đi đúng hướng.
Ví dụ như: Tăng 10% doanh thu trong Quý I năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022
Sau khi đã thực hiện qua các bước phân tích dữ liệu, thị trường và đối thủ. Doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết lập kế hoạch Marketing tổng thể. Dưới đây là 3 bước xây dựng một kế hoạch truyền thông:
Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định phần lớn tỷ lệ thành công của chiến dịch. Để kế hoạch diễn ra đúng với mục tiêu đã đề ra. Doanh nghiệp cần xây dựng chính xác chân dung của khách hàng.
Các yếu tố để xác định chân dung khách hàng tiềm năng bao gồm: Nhân khẩu học, vị trí địa lý, quốc gia, thời gian hoạt động,… Chân dung khách hàng càng cụ thể. Giúp quá trình triển khai Marketing Plan và sales sản phẩm diễn ra dễ dàng hơn.
Một lưu ý khi xác định chân dung khách hàng. Đó là chân dung khách hàng có thể sẽ thay đổi thông qua những dữ liệu phân tích từ các yếu tố trên. Giúp doanh nghiệp định hình chi tiết và phân tích được hành vi mua hàng, Insight khách hàng. Từ những thông tin giá trị đó sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các phương án tiếp thị phù hợp hơn.
Trước khi tiến hành hiện thực hóa hay quảng cáo. Doanh nghiệp cần phác thảo nội dung thông điệp mà thương hiệu muốn mang đến cho khách hàng tiềm năng trong chiến dịch. Thường thông điệp truyền tải sẽ là 1 câu nói ngắn gọn để đối tượng khách hàng tiềm năng dễ ghi nhớ.
Thông điệp phải cụ thể, rõ ràng và phải có điểm nhấn sáng tạo để thu hút khách hàng tiềm năng. Điều này này giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách tự nhiên và hiệu quả.
Từ đó dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp mà phân chia ngân sách truyền thông cho phù hợp cho từng giai đoạn của chiến dịch quảng bá. Giúp doanh nghiệp hướng đến các hoạt động tiếp thị phù hợp. Và lựa chọn kênh quảng cáo hiệu quả cho thương hiệu.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp muốn lan tỏa giá trị doanh nghiệp và tiếp cận đến nhiều đối tác mới thì có thể làm loại nội dung “Video tự giới thiệu doanh nghiệp”. Hoặc nếu doanh nghiệp muốn giới thiệu quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Loại nội dung “Video tổ chức sự kiện” là lựa chọn tối ưu và phù hợp hơn.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thực hiện chiến dịch ít nhất 2 năm/lần. Nắm vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của thương hiệu. Chính vì thế, khoảng thời gian này các doanh nghiệp luôn đầu tư thời gian. Và tầm huyết cho các dự án truyền thông. Vì đây được xem là bộ mặt và hình ảnh mà thương hiệu muốn giới thiệu đến người tiêu dùng.
Với trường hợp doanh nghiệp có thể đảm nhiệm trách nhiệm hoạt động chiến dịch. Cần có một số lưu ý sau:
Do chỉ có doanh nghiệp tự vận hành chiến dịch. Cho nên những trong giai đoạn sản xuất sẽ có những sai sót và rủi ro không mong muốn. Đồng thời quy mô của chiến dịch sẽ không được rộng lớn. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có thể tự triển khai sản xuất, thì sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thực hiện nhất định.
Để thực hiện các kế hoạch tốt đã đề ra, các doanh nghiệp thường lựa chọn thuê Ekip sản xuất, độ ngũ truyền thông bên ngoài để thực hiện dự án. Và đảm bảo, đội ngũ sản xuất có thể nắm được ý nghĩa thông điệp. Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến và thực hiện công việc theo đúng lịch trình. Từ đó giúp điều hướng các hoạt động một cách tốt nhất.
Hãy liên hệ ngay với Kim Marcom để được tư vấn miễn phí và giúp doanh nghiệp chinh phục trái tim của khách hàng bằng sản phẩm truyền thông ấn tượng, mang đậm giá trị doanh nghiệp
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0917 407 966
Email: kim@kimmarcom.com
Facebook: https://www.facebook.com/KimMarcomVN
YouTube: https://www.youtube.com/c/KimMarcom